I. Bộ thủ tiếng Trung là gì?
Bộ thủ tiếng Trung – 部首 /Bù shǒu/, là phần cơ bản của chữ Hán và chữ Nôm, được dùng để tạo nên một chữ Hán hoặc chữ Nôm có nghĩa trong phạm vi ô vuông cố định. Thông qua bộ thủ, bạn có thể tra cứu chữ Hán dễ dàng hơn. Một chữ Hán có thể tạo bởi từ một hoặc nhiều bộ thủ. Bởi vậy, việc học bộ thủ chữ Hán khá quan trọng đối với người học tiếng Trung.
II. Tổng quan về chiết tự qua bộ thủ
Hán ngữ gồm có 214 bộ thủ và mỗi bộ đều mang một ý nghĩa riêng. Việc học và ghi nhớ các bộ thủ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, giúp bạn có thể tra cứu từ điển, viết chữ và làm các công việc liên quan đến nghiên cứu ngôn ngữ, dịch thuật,…
214 bộ thủ tiếng Trung chủ yếu là các chữ tượng hình và được sử dụng làm bộ phận biểu nghĩa, một phần nhỏ sẽ được dùng để biểu âm. Chính vì vậy, bạn có thể dựa vào bộ thủ để phán đoán ý nghĩ từ vựng và âm đọc.
Ví dụ về chiết tự qua bộ thủ biểu nghĩa | Ví dụ về chiết tự qua bộ thủ biểu âm |
Các từ vựng tiếng Trung có bộ thuỷ (水) thường liên quan đến nước, sông, hồ, suối,… như 江 (sông), 海 (biển),…Các từ vựng tiếng Hán sử dụng bộ Mộc (木) thường liên quan đến cây cối, gỗ như: 树 (cây),林 (rừng),桥 (cây cầu)… | Những từ vựng tiếng Trung sử dụng bộ 青 (Thanh) như 清(thông thoáng), 请 (thỉnh cầu, xin), 情 (sự yêu mến), 晴(thông thoáng) đều mang cùng thanh mẫu, vận mẫu “qing”, chỉ có sự khác nhau về thanh điệu mà thôi.Những từ vựng tiếng Hán sử dụng bộ 生(sinh) như 牲 (hy sinh), 笙 (thịnh), 栍 (sanh, cây sanh), 泩 (nước dâng), 苼 (cần sa), 狌 (các) đều có cách đọc giống nhau là shēng, nhưng khác nhau về ý nghĩa.. |
III. Tại sao lại là 50 mà không phải là 214 bộ thủ?
Hiện nay, chữ Hán đã được giản thể hoá đi nhiều nên về mặt ý nghĩa sẽ không đầy đủ như chữ phồn thể. Bởi vậy 50 bộ thủ thường dùng ra đời giữ lại các bộ thủ quan trọng để biểu nghĩa hoặc biểu âm. Việc học bộ thủ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, giúp cho chúng ta có thể viết, tra cứu từ điển và làm các công việc liên quan đến dịch thuật.
214 Bộ thủ Tiếng Trung đầy đủ dễ học nhất
Trong 214 bộ thủ thì bộ thủ ít nét nhất là 1 và nhiều nét nhất là 17. Tuy nhiên, các chữ Hán có tần số sử dụng cao nhất đều thuộc 50 bộ thủ thường dùng trong tiếng Trung. Do đó, đối với những người mới bắt đầu học ngôn ngữ Trung Quốc thì nên bắt đầu với 50 bộ thủ. Điều này sẽ giúp bạn làm quen với mặt chữ và học từ vựng một cách dễ dàng. Trong khi học từ vựng, bạn có thể liên tưởng đến bộ thủ cũng như ghi nhớ cách dùng, dần dần bạn sẽ có thể học sang nhiều bộ thủ khác.
IV. Tổng hợp 50 bộ thủ thường dùng trong tiếng Trung & cách viết
Theo một con số thống kê, trong khoảng 3000 chữ Hán thông dụng thì có khoảng hơn 50 bộ thủ thường dùng. Dưới đây là chia sẻ chi tiết và hướng dẫn cách viết 50 bộ thủ thường dùng trong tiếng Trung:
Để thuận tiện hơn trong quá trình ghi nhớ 50 bộ thủ tiếng Trung, bạn có thể download file PDF dưới đây để ôn luyện thi hiệu quả tại nhà:
V. Cách thuộc 50 bộ thủ thường dùng nhanh chóng
Thực ra, học và ghi nhớ 50 bộ thủ chữ Hán thường dùng mang đến cho chúng ta rất nhiều lợi ích khi học tiếng Hán. Vậy làm thế nào để ghi nhớ 50 bộ thủ thường dùng nhất trong tiếng Trung?
Bởi vì tiếng Trung là chữ tượng hình nên việc học các từ vựng thông qua hình ảnh tương quan với chữ được rất nhiều người áp dụng. Do đó, áp dụng cách học 50 bộ thủ thường dùng thông qua hình ảnh sẽ giúp cho người học ghi nhớ được nhanh và lâu hơn. Ví dụ:
- Khi học bộ 木 – mộc, bạn có thể liên tưởng đến hình ảnh cái cây 🌲.
- Khi học bộ 水 – thủy, bạn có thể liên tưởng đến hình ảnh giọt nước 🌊.
- Khi học bộ 金 – kim, bạn có thể liên tưởng đến hình ảnh kim loại, vàng bạc 🥇.
- Khi học bộ 火 – hỏa, bạn có thể liên tưởng đến hình ảnh ngọn lửa 🔥.
2. Học 50 bộ thủ thường dùng thông qua chiết tự chữ Hán
Cách nhớ 50 bộ thủ thường dùng mà rất nhiều người áp dụng đó là học qua chiết tự. Phương pháp học này mang tính hiệu quả cao trong việc học chữ Hán.
Chiết tự nảy sinh dựa trên nhận thức của chúng ta về chữ tượng hình, các bố trí các bộ thủ, cách ghép các bộ và các phần của chữ. Chiết tự cũng là sự vận dụng phân tích chữ Hán một cách linh hoạt và sáng tạo.
Học 50 bộ thủ thường dùng thông qua chiết tự chữ Hán
Ví dụ 1: 家 /jiā/ – nhà. Chữ này gồm bộ miên (宀 mái nhà) + bộ thủ (豕 con lợn), ý nghĩa: trên người sống dưới lợn ở tạo ra nhà.
Ví dụ 2: 房间 /fángjiān/ – phòng.
- 房: Bộ hộ (户 hộ gia đình) + phương (方 phương hướng). Căn phòng của các hộ gia đình ở tứ phương.
- 间 Gian: Phòng có cửa (门) và ánh sáng (日) chiếu vào.